Phần lớn các bé 9 tháng tuổi ngủ 11 giờ đồng hồ vào ban đêm và khoảng 3-4 giờ đồng hồ vào ban ngày (giai đoạn này, bé có thể tỉnh giấc vài lần mỗi đêm).
1. Bé ăn như thế nào?
9 tháng tuổi, bé có thể làm quen với kỹ năng bốc thức ăn.
2. Bé đã biết bò chưa?
Ở tuổi này, các bé đã biết bò khá tốt. Một số bé còn thích học đứng sớm.
3. Ngôn ngữ của bé thế nào?
Bé có thể phát âm được những từ như “mama”, “baba” hoặc những âm thanh vui tươi khác. Bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ về những kỹ năng phản ứng với ngôn ngữ ở bé như bé có phản xạ gì khi được người khác gọi tên; bé có ít phát ra những âm thanh giống như ngôn ngữ so với giai đoạn trước đây không…
4. Bé có quan tâm đến những vật thể xung quanh không?
Giai đoạn 9-12 tháng tuổi, các bé rất hào hứng với những món đồ chơi hoặc con vật nuôi như chó, mèo… Bé thích dùng tay chộp lấy chúng và bày tỏ ngôn ngữ không lời thông qua những cử chỉ trên nét mặt như thích thú nếu chú mèo đó thân thiện, hoảng sợ nếu chú mèo đó hung dữ…
5. Bé vui chơi như thế nào?
Các bé 9 tháng tuổi đều tỏ ra thích thú với những hoạt động như tổ chức sinh nhật, những món đồ chơi phát ra âm thanh… Đó cũng là cách bé tò mò khám phá thế giới xung quanh mình.
6. Các kỹ năng điều khiển bàn tay ở bé như thế nào?
Giai đoạn này, bé biết dùng ngón cai và ngón trỏ nhặt những vật nhỏ xíu rơi trên sàn nhà. Bé cũng rất linh hoạt khi sử dụng ngón tay, bàn tay để cầm, nắm đồ vật.
7. Kỹ năng điều khiển chân của bé thế nào?
Thời điểm này, bé học được cách dồn trọng lượng lên đôi bàn chân mỗi lần bạn nhấc bé dậy, giống như động tác bé chuẩn bị tập đi.
8. Bé phản ứng thế nào với người lạ?
Các bé đã hình thành tâm lý sợ chia xa bố mẹ và cảm giác bất an khi bé phải tiếp xúc với người lạ. Bé yêu quý cha mẹ và những người thân mà bé thường xuyên gặp mặt; đồng thời, bé thích lảng tránh với những người lạ.
9. Thị giác của bé có tốt không?
Giống người trưởng thành, bé có thể nhìn khá rõ đồ vật xung quanh mình. Nếu bạn phát hiện có dấu hiệu trục trặc về thị giác, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ.
10. Thính giác của bé có tốt không?
Nếu bé không có phản ứng khi bạn gọi tên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này. Các bệnh về tai ở bé có thể điều trị dứt điểm nếu được bác sĩ phát hiện sớm.
Nếu bạn đưa bé đi khám, những vấn đề khác mà bác sĩ sẽ kiểm tra cho bé trong giai đoạn 9 tháng tuổi là:
- Bác sĩ sẽ tiến hành cân, đo để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, đạt chuẩn so với biểu đồ tăng trường của bé. Nếu bé có nhẹ cân hoặc hơi thấp hơn một chút so với mức chuẩn, bạn cũng không nên quá lo lắng. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về vấn đề này.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra lịch tiêm chủng, thính giác và thị giác cho bé.
- Bạn nên ghi chú những thay đổi diện mạo của bé để hỏi ý kiến bác sĩ như bé nổi nốt trên cằm, ở các nếp gấp vùng đùi, vùng mông…
- Đảm bảo rằng bé nhà bạn không mắc chứng vàng da hoặc da xanh (da xanh có thể là dấu hiệu bé bị thiếu máu do thiếu sắt).
- Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chuyện bổ sung vitamin cho bé: Phần lớn các bé không cần bổ sung thêm vitamin, ngoài chế độ ăn uống.
- Bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ về tính khí, hành vi hoặc các dấu hiệu nhận biết các chứng bệnh cơ bản ở bé là sốt, tiêu chảy, viêm tai, táo bón…