Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.
Suy hô hấp là một nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Hiểu được tác nhân gây ra bệnh, những triệu chứng ủ bệnh sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có hướng điều trị dứt điểm bệnh và dự phòng an toàn cho trẻ.
1. Nguyên nhân
Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp rất nhiều, phần lớn là do virus còn lại là do vi khuẩn.
2. Triệu chứng và hướng điều trị
Trong thời điểm giao mùa, trẻ hay bị các bệnh về đường hô hấp là do lứa tuổi này sức đề kháng kém, cơ thể nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công. Vì vậy cha mẹ phải đặc biệt lưu ý, khi thấy con có biểu hiện triệu chứng dưới đây thì có thể trẻ đang trong tình trạng suy hô hấp:
- Rối loạn nhịp thở: Quan sát và đếm nhịp thở. Trẻ thở nông, nhanh không đều, nhịp thở trên 60 lần/phút, ho. Đặc biệt là khi trẻ bị co kéo lồng ngực-biểu hiện rất rõ của suy hô hấp.
- Màu sắc da: Da trẻ bị tím hoặc tái. Tím tái toàn thân hoặc tím quanh môi và tứ chi.
- Trẻ khó thở, co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, lõm xương ức. Di động của ngực và bụng không nhịp nhàng theo nhịp thở. Cánh mũi phập phồng có tiếng rên ở thì thở ra. - Bú kém - Sốt - Ho
Với những đứa trẻ sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, đờm đặc có màu (vàng, xanh, rỉ sắt)… thì đã bị nhiễm trùng, lúc này bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị mới có hiệu quả.
Khi trẻ bị suy hô hấp, cơ thể bị thiếu dưỡng khí, nếu không được khắc phục sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Trẻ phải được khám và chẩn đoán chính xác để có cách xử lý thích hợp. Trong thực tế, có những trường hợp suy hô hấp không thể điều trị khỏi bằng nội khoa mà phải giải quyết bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật cấp cứu, chẳng hạn như tắc thực quản - rò khí thực quản, thoát vị cơ hoành, tràn khí màng phổi… Do đó, bố mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc vì dễ làm trẻ nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, vừa gây tác hại (bị biến chứng dẫn tới viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, phổi…) làm việc điều trị càng trở nên phức tạp và tốn kém.
3. Dự phòng
Các bác sĩ khuyến cáo cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ khi thời tiết giao mùa là:
- Tiêm chủng đầy đủ cho bé
- Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ thường xuyên.
- Tránh yếu tố nguy cơ gây bệnh như khói thuốc, than tổ ong, bụi, lông vật nuôi trong nhà (chó, mèo).
- Mặc quần áo đủ ấm khi trời lạnh và thoáng mát khi trời nóng.
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng rất quan trọng vì có đủ dinh dưỡng cơ thể trẻ mới đủ sức đề kháng chống lại sự thâm nhập của virus, vi khuẩn.
- Giữ răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên bằng muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp nói chung.
- Trong lúc chuẩn bị đưa trẻ đến bệnh viện, cần nhanh chóng thông đường thở, đặc biệt là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm, dãi. Dùng ngón tay quấn khăn sô lau sạch miệng và họng. Nhanh chóng dùng miệng hoặc dụng cụ hút mũi cho trẻ. Phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng, nới rộng tã, áo để trẻ dễ thở.
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể thời tiết thế nào. Và nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, căn bệnh này rất dễ trở thành mãn tính. Sau đây là một số hiểu biết cơ bản giúp bạn “ứng phó” với căn bệnh này khi cần thiết.
Những loại trái cây trong tủ lạnh ngon lành, những que kem lạnh tê răng hay phòng điều hòa nhiệt độ mát mẻ... đều là những thứ rất hấp dẫn các bé nhưng cũng có thể gây viêm phổi cho trẻ.
Hen là bệnh mạn tính rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Để phòng ngừa các cơn hen phế quản kịch phát, bệnh nhân cần tránh các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen như khói thuốc, không khí ôn nhiễm, hoặc các mùi khó chịu, mùi hóa chất…
Ai cũng biết cảm là một bệnh nhẹ và thường tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, 2% các cơn cảm sẽ đưa đến biến chứng viêm xoang mũi (VXM) cấp tính, một bệnh gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân: thở qua mũi rất khó, thở không nổi, mặt bị đau nhất là khi chồm về phía trước, nhức đầu, sốt, ho hoài không hết, mắt và mặt sưng lên...
Dùng sữa đậu nành và đậu hũ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Andy Lee thuộc Đại học Kỹ thuật Curtin (Úc) dẫn đầu, theo hãng tin New Kerala.
Có tới gần 200 căn bệnh được gọi cái tên chung là cảm lạnh. Nguyên nhân gây bệnh là những virut - những sinh vật sống rất nhỏ được truyền từ người bệnh sang người khỏe trong những giọt chất nhầy bắn ra khi ho, hắt xì hơi, thậm chí cả khi nói chuyện. Virut thâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công bên trong các tế bào đường hô hấp trên và hủy hoại chúng.
Ho là cách của cơ thể tống khứ những vật lạ hoặc chất nhầy ra khỏi phổi và phần trên của đường khí quản, hoặc là đáp ứng lại sự kích ứng của khí quản. Ho có những đặc điểm phân biệt bạn có thể biết để nhận ra. Ho chỉ là một dấu hiệu chứ không phải là một căn bệnh, và thường sự quan trọng của cơn ho ở bạn chỉ có thể được quyết định một khi những dấu hiệu khác đã được xem xét.
Bệnh viêm khí phế quản mạn tính là do ho kéo dài gây ra, ho có đờm, bệnh biểu hiện chủ yếu ở hệ thống hô hấp, hay gặp ở người có tuổi. Bệnh gây nhiều trở ngại khó khăn trong sinh hoạt cũng như làm mất sức lao động của bệnh nhân.
Khảo sát trên những bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, ngày 17-3, bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên, Khoa Hô hấp – Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết hội chứng này thường gặp ở người lớn kết hợp với triệu chứng ngáy và nhiều biến chứng có mức độ nghiêm trọng về tim mạch.
Bệnh lao rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn cả là những biến chứng do nó gây ra. Biến chứng thường gặp của lao phổi là ho ra máu và tràn khí màng phổi.
Trước đây, nhiều người thường nghĩ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường chỉ xảy ra ở người hút thuốc lá. Nhưng qua khảo sát những bệnh nhân mắc bệnh này đến điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan ghi nhận có khoảng 20% trường hợp mắc bệnh này do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Căn bệnh tắc nghẽn mãn tính phế quản (COPD) là một bệnh phổi mà trong đó hai lá phổi bị hủy hoại, khiến cho việc thở trở nên khó khăn. Trong COPD, những ống mang không khí đi vào và đi ra khỏi phổi bị tắc nghẽn từng phần khiến cho không khí khó đi vào hay đi ra.
Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận hô hấp đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang... từ đó, nhiễm trùng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi rất nguy hiểm.
Ho mạn tính hay thay đổi chức năng hô hấp không nên bị bỏ qua như cơn ho của người hút thuốc lá hoặc là dấu hiệu của tình trạng không khoẻ trong người.
Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này. Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284. Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++