Seedlink tuyển sinh hè 2014
Tin tiêu điểm

Phục hồi “bản lĩnh” phái mạnh: Dục tốc bất đạt

Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.

Dùng thuốc điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là nhóm bệnh thường gặp trong chuyên khoa thận tiết niệu. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính.

Theo vị trí, sỏi tiết niệu bao gồm: sỏi đài thận, sỏi bể thận, sỏi san hô, sỏi niệu quản đoạn trên, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn dưới, sỏi bàng quang và sỏi tuyến tiền liệt.

Theo cấu tạo, sỏi tiết niệu gồm có: sỏi phosphat và oxalat canxi, sỏi struvit, sỏi urat và sỏi cystin.

Ở thể điển hình, sỏi tiết niệu có các triệu chứng: đau thắt lưng - có khi đau nhiều kiểu cơn quặn thận và đái máu liên quan với vận động. Nhưng có một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, sỏi tiết niệu được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, qua điều tra bệnh tật trong cộng đồng.

Để chẩn đoán sỏi tiết niệu, chuyên môn dựa vào siêu âm hệ tiết niệu; chụp Xquang hệ tiết niệu không thuốc hoặc có thuốc cản quang; thử nước tiểu tìm hồng cầu, bạch cầu, trụ hình.

Để chẩn đoán giai đoạn bệnh, người bệnh cần được xét nghiệm máu để biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và nồng độ urê, creatinin, acid uric.

Điều trị sỏi tiết niệu là một nghệ thuật. Chuyên môn sẽ dựa vào: vị trí sỏi, kích thước sỏi, thành phần cấu tạo sỏi, thận đã ứ nước hay chưa, có suy thận hay không để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp: nội khoa (hóa chất hoặc thảo mộc) hoặc tán sỏi (ngoài cơ thể, nội soi, qua da) hoặc phẫu thuật (nội soi hoặc theo cổ điển).

Sự phối hợp và thống nhất phác đồ điều trị sỏi tiết niệu giữa các thầy thuốc nội khoa và ngoại khoa rất cần thiết. Trong bài viết này chỉ xin đề cập tới phương pháp điều trị nội khoa bệnh sỏi tiết niệu, lý giải việc lựa chọn các thuốc ở các khâu.

Có thể tóm tắt phương pháp điều trị nội khoa sỏi tiết niệu theo sơ đồ (xem hình).

Thuốc giảm đau, an thần có tác dụng trên thần kinh trung ương: Các thuốc này được áp dụng khi bệnh nhân có triệu chứng cơn đau quặn thận.

Tùy theo cường độ đau để chọn thuốc uống, thuốc tiêm trong các loại  sau đây:

- Paracetamol: Efferalgan, alaxan

- Diclofenac: Voltaren

- Ibuprofen: Mofen

- Ketoprofen: Profenid

- Piroxicam: Felden

- Sulpiride: Dogmatil

- Diazepam: Valium, veduxen.

Thuốc chống co thắt, gây giãn cơ trơn, giãn niệu quản: Chọn một trong các thứ thuốc sau theo dạng viên hoặc ống:

- Papaverin.

- Alverine citrat (spasmaverin, meteospasmyl).

- No-spa.

- Spasfon.

Trong trường hợp đau nhiều có thể dùng phối hợp thuốc giảm đau và thuốc chống co thắt.

Thuốc kháng sinh: Khi sỏi tiết niệu bị bội nhiễm hoặc viêm thận - bể thận cấp với các biểu hiện: Sốt, đái đục, đái rắt, đái buốt cần chọn một trong các loại kháng sinh có tác dụng trên đường tiết niệu sau đây:

- Nhóm penicilline.

- Nhóm cephalosporin thế hệ 2, thế hệ 3, thế hệ 4 với các dược chất: cefuroxim, ceftriaxon, cefixim, cefepim.

- Nhóm quinolon với các dược chất: ciprofloxacin, levofloxacin, norfloxacin, ofloxacin.

Nếu có kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc nhạy cảm là tốt nhất. Tuy nhiên cần phải cân nhắc khi chỉ định các thuốc kháng sinh độc thận đặc biệt ở người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thuốc lợi tiểu và truyền dịch

Việc gây đái nhiều cường bức để có tác dụng tống sỏi đã được ứng dụng từ lâu. Dung dịch được dùng để truyền là glucose 5% và muối NaCl 9%o. Kết hợp thuốc lợi tiểu nhóm thiazid hoặc furosemid.

Thay đổi nếp sống

Chế độ ăn uống cũng góp phần phòng ngừa và hạn chế tạo thành sỏi tiết niệu.

Ví dụ:

- Chế độ ăn ít canxi, không uống sữa giàu canxi trong sỏi phosphat và oxalat.

- Uống dung dịch kiềm Na bicarbonat trong sỏi urat và bệnh gút.

Vận động thể lực, chạy, nhảy dây cũng góp phần tống sỏi từ niệu quản xuống bàng quang và từ bàng quang ra ngoài.

Thuốc bào mòn và làm tan sỏi

Trên thực tế ít có thuốc có khả năng trên. Các thuốc trong loại này sẽ làm giảm kết dính các tinh thể và có tác dụng ở những trường hợp sỏi nhỏ, bề mặt nhẵn, ở vị trí thấp và thành phần cấu tạo sỏi thích hợp, ví dụ:

- Succinimide pharbiol trong sỏi oxalat.

- Ammonium chlorid trong sỏi phosphat.

- Allopurinol trong sỏi urat.

- Penicillamin B trong sỏi cystin.

- Rowatinex có các thành phần: pinene, camphene, cineol, fenchone, borneol, anethol, olive oil.

- Viên sỏi thận domesco, có các thành phần: cao hạt chuối hột, cao rau om, cao râu mèo, cao hạt lười ươi.

- Kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, bông mã đề, râu ngô là một bài thuốc y học cổ truyền chữa sỏi tiết niệu rất thông dụng.

- Các công ty dược của Việt Nam và Trung Quốc đã phát huy và cải tiến bài thuốc này để bào chế thành các biệt dược: kim tiền thảo bài thạch, thạch lâm thông...

Việc điều trị sỏi tiết niệu cần được theo dõi để đánh giá diễn biến của bệnh. Nếu bệnh thuyên giảm ít, có khuynh hướng nặng lên cần thay đổi phương pháp điều trị kể cả điều trị bằng phẫu thuật để phòng tránh suy thân mạn tính giai đoạn cuối.

(Theo PGS.BS. Trần Văn Chất (Bệnh viện Bạch Mai))

  • 10 dấu hiệu của bệnh thận
  • Các chứng bệnh dễ gây suy thận
  • Thận hư nhiễm mỡ
  • Bệnh viêm thận –bể thận ở trẻ em
  • Bệnh lí thận trào ngược
  • Viêm cầu thận trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Sự liên quan giữa sỏi thận và bệnh suy thận
  • Dùng vitamin C liều cao kéo dài: Coi chừng sỏi thận
  • Thận - huyết áp - tim: Một vòng xoắn bệnh lý
  • Xử trí sỏi bàng quang
  • Làm gì khi nghi bị sỏi đường tiết niệu?
  • Dị dạng đường tiết niệu ở trẻ em
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ em, nguyên nhân và cách phòng
  • Viêm thận - tiết niệu ở phụ nữ mang thai
  • Bệnh thận đa nang ở người lớn
  • Bệnh xốp thận
  • Tè dầm thuốc nào trị
  • Điều trị sỏi thận như thế nào?
  • Sỏi niệu và những biến chứng nguy hiểm


Copyright © 2009 - 2013   USS Corp . All rights reserved.

Chăm sóc sức khỏe | Phòng chữa bệnh | Phân loại bệnh quốc tế ICD | Bệnh tai mũi họng | Bệnh răng hàm mặt | Bệnh cơ xương khớp | Bệnh hô hấp | Bệnh tim mạch | Bệnh thận tiết niệu | Bệnh về gan | Bệnh hệ thần kinh | Bệnh ung thư | Bệnh cột sống | Bệnh đường tiêu hóa | Bệnh dạ dày | Bệnh nội tiết | Bệnh đái tháo đường | Bệnh trĩ | Bệnh mắt | Bệnh da liễu | Bệnh béo phì | Trị bệnh bằng trái cây | Lịch tiêm chủng | Chích ngừa | Sơ cứu – cấp cứu | Tủ thuốc gia đình | Sức khỏe người cao tuổi | Phụ nữ mang thai và em bé | Bà bầu | Thai nghén 9 tháng 10 ngày | Trẻ sơ sinh | Sức khỏe trẻ em | Sức khỏe phụ nữ | Sức khỏe nam giới | Sức khỏe giới tính | Chuyện phòng the | Rèn luyện sức khỏe | Làm đẹp | Sống vui khỏe | Dinh dưỡng cho trẻ em | Dinh dưỡng cho người già | Dinh dưỡng cho người cao tuổi | Dinh dưỡng | Thực đơn cho bé | Dinh dưỡng chữa bệnh | Ẩm thực | Món ngon | Món ngon quê nhà | Mẹo vặt | Tư vấn dinh dưỡng | Y học dân tộc | Từ điển y dược học | Bài thuốc dân gian | Đông y chữa bệnh | Hỏi đáp y học dân tộc | Cây thuốc vị thuốc | Danh y việt | Hỏi đáp Tư vấn sức khỏe | Tư vấn sử dụng thuốc | Sản phẩm y tế | Thuốc bổ và vitamin | Thuốc gây tê - gây mê | Thuốc Giảm đau - Hạ sốt  Chống viêm | Thuốc chống dị ứng | Thuốc Cấp cứu - Giải độc | Thuốc hướng tâm thần | Thuốc Chống nhiễm khuẩn Trị ký sinh trùng | Thuốc Điều trị đau nửa đầu | Thuốc chống ung thư | Thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường tiết niệu | Thuốc trị Parkinson | Tác dụng cho máu | Máu - Dung dịch cao phân tử | Thuốc trị bệnh tim mạch | Thuốc điều trị bệnh da liễu | Thuốc Dùng chẩn đoán | Thuốc sát khuẩn | Thuốc lợi tiểu | Thuốc đường tiêu hóa | Hocmon - Nội tiết tố | Huyết thanh & Globulin miễn dịch | Thực phẩm chức năng | Thuốc nhỏ mắt - Tai mũi họng | Thuốc điều trị bệnh gan | Thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp | Thuốc có tác dụng thúc đẻ | Dung dịch thẩm phân phúc mạc | Thuốc cho đường hô hấp | Thuốc Giãn cơ và tăng trưởng lực cơDung dịch điều chỉnh nước điện giải   Thuốc có nguồn gốc Thảo dược    Dầu xoa - Cao xoa   Thuốc phụ khoa   Thiết bị chăm sóc sức khỏe   Thiết bị - Dụng cụ y tế   Thiết bị - Dụng cụ thể thao   Sách, tài liệu y khoa   phòng khám Nha khoa tại Hà Nội   phòng khám Nha khoa tại TP.HCM  Phòng khám nhi tại Hà Nội    Phòng khám nhi tại TP.HCM   Phòng khám đa khoa tại Hà Nội Phòng khám đa khoa tại TP.HCM   Phòng khám da liễu tại Hà Nội   Phòng khám da liễu tại TP.HCM   Phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội   Phòng khám sản phụ khoa tại TP.HCM   Phòng khám tai - mũi - họng tại Hà Nội   Phòng khám tai - mũi - họng tại tại TP.HCM   Bác sĩ tư cho gia đình tại Hà Nội  Bác sĩ tư cho gia đình tại TP.HCM   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại Hà Nội   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại TP.HCM    Bệnh viện tại Hà Nội  Bệnh viện tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Hà Nội   Hiệu thuốc tây tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Đà Nẵng   Hiệu thuốc tây tại Cần Thơ   Hiệu thuốc tây tại TP.Vũng Tàu  Hiệu thuốc tây tại Hải Phòng  Hiệu thuốc tây tại Nha Trang   Hiệu thuốc đông y tại Hà Nội  Hiệu thuốc đông y tại Tp.HCM   Lưu ý khi uống thuốc   Sử dụng thuốc kháng sinh   Sử dụng thuốc đặc trị   Sử dụng thuốc bổ  Giới thiệu nhà sản xuất dược phẩm   Tin y học - Công nghệ   Hồ sơ y học  Triển lãm – Hội thảo y học  Tương thân tương ái  nom sua  ca com  quan he vo chong  trieu chung ung thu vu    ung thu vu   viem amidan  nam linh chi  nam linh chi co tac dung gi  stress   benh mau trang   benh ung thu mau  diep ha chau giay dep  thuoc ngu thuy dau   Cao huyết áp | Máy bộ đàm | Máy định vị | Ống nhòm | Thiết bị định vị | Máy định vị | Máy bộ đàm | Bán ống nhòm | Ống nhòm đêm | Máy định vị vệ tinh


Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++