Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.
Hiện nay, rất nhiều loại thuốc được biết có thể gây ra các tác dụng phụ ở miệng như viêm loét miệng, khô miệng, sưng nề miệng, rối loạn vị giác, phì đại lợi, tổn thương tuyến nước bọt hoặc rối loạn vận động ở miệng… Cơ chế của các tổn thương này hết sức đa dạng và phức tạp, một loại tổn thương có thể gây ra do nhiều loại thuốc và theo nhiều cơ chế khác nhau, một thuốc cũng có thể gây ra nhiều dạng tổn thương khác nhau. Dưới đây xin đề cập đến 2 dạng tổn thương miệng do thuốc thường gặp nhất là viêm loét miệng và khô miệng.
Thuốc lợi tiểu là những thuốc có tác dụng làm tăng sự đào thải muối và nước ở thận, do đó làm cho ta đi tiểu nhiều hơn.
Khi đang cho con bú, nếu chẳng may bị bệnh, hoặc đã có những bệnh mãn tính, người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì dù muốn hay không, chất lượng của sữa cũng bị ảnh hưởng. Phần lớn thuốc người mẹ dùng đều được chuyển vào sữa, trừ những thuốc có phân tử lượng rất lớn như insulin, heparin.
Prolactin là hormon có vai trò gây tiết sữa. Khi prolactin tiết ra ít (dưới 100 nanogam/lit) thì việc tiết sữa kém. Trong trường hợp ít sữa do prolactin thì dùng các thuốc ức chế thụ thể dopamin làm tăng tiết prolactin dẫn tới tăng tiết sữa.
Hiện nay, có nhiều lý do để phụ nữ không muốn kỳ kinh xuất hiện vào đúng dịp đi công tác, du lịch... nên đã sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt mà chưa rõ về những tác dụng phụ nguy hiểm mà chúng có thể gây ra.
Phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, hoặc gặp một chất khác tại ống thận, một số thuốc trở thành chất gây độc cho thận. Thuốc có thể gây độc cho thận ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, bệnh có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Bệnh càng có nguy cơ xuất hiện cao ở những người mà chức năng thận suy giảm. Với sự ra đời của nhiều thuốc mới danh sách các thuốc gây độc cho thận ngày càng dài thêm trong đó phải kể đến kháng sinh...
Rutin hay rutosid là một loại vitamin P có trong quả citrus (cam, chanh, bưởi...), chè xanh, hoa hòe, lúa mạch ba góc, bạch đàn eucalyptus macroryncha... (không nên nhầm với vitamin PP, một vitamin dùng phòng bệnh Pellagre, bệnh xảy ra ngoài da ở dân tộc ăn ngô). Chữ P là đầu chi Permeabilité, có nghĩa là thấm thuốc nằm trong nhóm flavonoid gồm có hesperidin, rutin, troxerutin, leucocianidol...
Testosteron (T) là một nội tiết tố sinh dục nam. Hiện nay, T sử dụng là T tổng hợp, qua thực nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy các este của T có hoạt tính mạnh hơn T tự do, cho nên các sản phẩm chứa T, dùng trong y học hiện nay, đều là các este như T: propionat, acetat, undecanoat, enanthat...
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh khớp tiến triển kéo dài, đánh dấu bởi các đợt tái phát viêm nhiều khớp. Bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, gây đau đớn làm mất tạm thời khả năng sinh hoạt hàng ngày và lao động.
Thời tiết đang lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi để bệnh cảm cúm xuất hiện và lây lan. Đây là bệnh của đường hô hấp do vi rút gây ra, tác động tới niêm mạc miệng, mũi, họng và phổi.
Men tiêu hóa gồm hai loại chế phẩm khác nhau. Một là chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích (gồm các loại vi khuẩn hay nấm men) khi uống sẽ giúp ổn định môi trường trong ruột nhằm trị chứng tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng do rối loạn tạp khuẩn ruột. Hai là chế phẩm chứa các enzym (còn gọi là men hay điều tố) là thành phần có trong dịch tiêu hóa nhằm cung cấp các enzym mà dịch tiêu hóa người bệnh thiếu, sẽ dẫn đến ăn uống không tiêu, và chế phẩm loại này giúp trị chứng khó tiêu, đầy bụng..
Những thuốc nào có thể sử dụng để phòng hoặc điều trị cúm A và sử dụng chúng như thế nào?
Copyright © 2009 - 2013 USS Corp . All rights reserved.
Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++