Seedlink tuyển sinh hè 2014
Tin tiêu điểm

Phục hồi “bản lĩnh” phái mạnh: Dục tốc bất đạt

Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.

Thuốc chữa viêm phổi mắc phải trong cộng đồng

Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng (VPCĐ) thường do Steptococcus pneumoniae (chiếm đến 2/3), tiếp đến là Hemophilus influenzae..., khác với viêm phổi mắc phải trong bệnh viện (VPBV) thường do Klebsiela pneumoniae, Pseudomanas aeruginosa...

 
Hình ảnh viêm phổi trên phim Xquang.

VPCĐ thường có các triệu chứng: ho, sốt, thở nặng nhọc nhưng những triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện đầy đủ và hoàn toàn đặc hiệu (có thể gặp ở bệnh viêm phế quản cấp và mạn, các bệnh không nhiễm khuẩn khác...). Do vậy, trong thực tế, việc điều trị VPCĐ thường dựa vào dịch tễ và sự kháng thuốc từng vùng, lệ thuộc vào tính nhạy cảm, thói quen, kinh nghiệm thầy thuốc. Khi điều trị không thành công có thể dựa vào các xét nghiệm (đã lấy mẫu trước đó) để điều chỉnh hoặc dùng các kháng sinh dự phòng (đã khuyến cáo). Ở nước ta cũng như các nước phát triển khác đều chấp nhận cách điều trị thực tế này.

Các thuốc điều trị

Có thể dùng các nhóm kháng sinh sau đây:

- Nhóm betalactam thế hệ cũ (amoxicilin hay amoxicilin + acid clavulanic, penicilin G tiêm) và thế hệ mới (cephalothin, cefuroxim).

- Nhóm macrolid thế hệ cũ (erythromycin và mới (clarythromycin, azithromycin).

- Nhóm fluoroquinolon có phổ rộng: ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin.

- Nhóm aminozid: gentamicin.

Do tiếp xúc với nhiều thuốc, nhiều thông tin mới và do kinh nghiệm, thói quen của thầy thuốc, người dùng ở từng vùng mà việc dùng các kháng sinh điều trị VPCĐ có dựa vào nhưng không hoàn toàn theo sát các tài liệu trên.

Có thể kể ra dưới đây một số trường hợp:

+ Khuyến cáo của Ban tư vấn về sử dụng kháng sinh Bộ Y tế (BTVSDKS) về thuốc uống dùng cho trẻ dưới 5 tuổi là cotrimoxazol và amoxicilin. Cotrimoxazol bị S.pneumoniae kháng tỷ lệ 62%, hơn nữa cotrimoxazol độc với thận, đường niệu (phải nghiền nhỏ, uống nhiều nước), không dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non có vàng da nên tuyến cơ sở ngại, có nơi hầu như không dùng (dù được các chương trình cấp nhiều). Amoxicilin hấp thu tốt và vững bền, đỡ phải uống nhiều lần như ampicilin, được dùng khá rộng rãi. Có thể dùng biệt dược kết hợp amoxicilin + acid clavulanic, do thuốc dễ uống, hiệu quả điều trị cao hơn nhưng chi phí lại đắt hơn.

+ Khuyến cáo của BTVSDKS về thuốc tiêm bao gồm benzylpenicilin, chloramphenicol, cephalothin, cefuroxim. chloramphenicol bị S.pneumoniae kháng tỷ lệ 27% chưa phải là cao so với thuốc khác, nhưng có độc với tủy xương nên hầu như cả thầy thuốc và người bệnh đều không muốn dùng. Theo dõi nhiều năm hầu như chloramphenicol được cấp phát về trung tâm y tế đều bị hủy, trong khi các trường hợp VPCĐ nặng từ tuyến dưới chuyển lên đều được thay dùng bằng các kháng sinh khác.

+ Một số thuốc mới thuộc nhóm fluoroquinolon không được BTVSDKS nêu ra nhưng các thầy thuốc (chủ yếu ở phòng khám tư) vẫn dùng. Biệt dược được dùng nhiều là ciprofloxacin (kế đến là ofloxacin, norfloxacin). Ở Bắc Mỹ, fluoroquinolon cũng được khuyến cáo trong phác đồ điều trị VPCĐ, nhưng chỉ được xem là nhóm dự phòng khi các nhóm khác (macrolid và doxycyclin) ít hiệu quả. Tỷ lệ kháng thuốc của S.pneumoniae với fluoroquinolon ở ta đã khá cao (norfloxacin 10 - 22,2%, ofloxacin 3,2%, ciprofloxacin 9,1%), bằng với tỷ lệ ở các nước khác (chung là 4%, riêng ở Hồng Kông là 14%).

+ Nhóm macrolid thế hệ cũ như erythromycin bị S.pneumoniae kháng tỷ lệ 45,1% ít được dùng nhưng thế hệ mới như clarithromycin, azithromycin lại được bắt đầu (chủ yếu là ở các vùng thành thị, do giá thuốc cao). Nhóm macrolid là nhóm ưu tiên trong phác đồ điều trị VPCĐ ở Bắc Mỹ, nhưng ở ta chưa có một đánh giá nào cụ thể.

+ Nhóm aminozid nhiều nhất là gentamycin, tuy chỉ được hướng dẫn dùng trong tuyến trên ở một số trường hợp viêm phổi nặng (do tụ cầu, do nhiễm khuẩn gram âm Klebssiela pneumoniae...) thì hầu như ở cơ sở được dùng khá rộng rãi.

Hiện nay, do tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh đang trở thành vấn đề nhức nhối, cản trở việc điều trị thì việc lựa chọn kháng sinh phù hợp là vô cùng cần thiết. Một gợi ý là: nên chọn một nhóm kháng sinh ưu tiên để điều trị, khi không thành công thì mới dùng đến một nhóm kháng sinh khác. Cách dùng này có thể được xem như "tiết kiệm" do vừa có thuốc tấn công vừa có thuốc dự trữ.

(Theo DS. Thủy Hà // Báo Sức khỏe và Đời sống)

  • Cách dùng viên nifedipin chữa tăng huyết áp
  • Dùng thuốc khi đau xương khớp
  • Ngộ độc methanol
  • Thuốc lợi niệu: Không chỉ chữa triệu chứng
  • Thuốc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn
  • Thuốc mới đặc trị bệnh lây qua đường tình dục
  • Loãng xương - Dùng thuốc thế nào cho an toàn
  • Điều trị viêm xương tủy nhiễm khuẩn
  • Thiểu năng tuần hoàn não, chữa bằng thuốc gì?
  • Những lưu ý khi dùng thuốc chữa tiêu chảy
  • Các thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm
  • Dùng thuốc chống nôn khi mang thai
  • Cách dùng viên thuốc tránh thai
  • Thuốc điều trị khô mắt trong hội chứng Sjogren
  • Suy nhược thần kinh và thuốc trị
  • Sao mãi chẳng khỏi?
  • Cách sử dụng thuốc đặt âm đạo
  • Chất diệt tinh trùng
  • Dùng thuốc kháng sinh nên tiêm hay uống?Dùng thuốc kháng sinh nên tiêm hay uống?
  • Tiêm insulin gây tăng cân


Copyright © 2009 - 2013   USS Corp . All rights reserved.

Chăm sóc sức khỏe | Phòng chữa bệnh | Phân loại bệnh quốc tế ICD | Bệnh tai mũi họng | Bệnh răng hàm mặt | Bệnh cơ xương khớp | Bệnh hô hấp | Bệnh tim mạch | Bệnh thận tiết niệu | Bệnh về gan | Bệnh hệ thần kinh | Bệnh ung thư | Bệnh cột sống | Bệnh đường tiêu hóa | Bệnh dạ dày | Bệnh nội tiết | Bệnh đái tháo đường | Bệnh trĩ | Bệnh mắt | Bệnh da liễu | Bệnh béo phì | Trị bệnh bằng trái cây | Lịch tiêm chủng | Chích ngừa | Sơ cứu – cấp cứu | Tủ thuốc gia đình | Sức khỏe người cao tuổi | Phụ nữ mang thai và em bé | Bà bầu | Thai nghén 9 tháng 10 ngày | Trẻ sơ sinh | Sức khỏe trẻ em | Sức khỏe phụ nữ | Sức khỏe nam giới | Sức khỏe giới tính | Chuyện phòng the | Rèn luyện sức khỏe | Làm đẹp | Sống vui khỏe | Dinh dưỡng cho trẻ em | Dinh dưỡng cho người già | Dinh dưỡng cho người cao tuổi | Dinh dưỡng | Thực đơn cho bé | Dinh dưỡng chữa bệnh | Ẩm thực | Món ngon | Món ngon quê nhà | Mẹo vặt | Tư vấn dinh dưỡng | Y học dân tộc | Từ điển y dược học | Bài thuốc dân gian | Đông y chữa bệnh | Hỏi đáp y học dân tộc | Cây thuốc vị thuốc | Danh y việt | Hỏi đáp Tư vấn sức khỏe | Tư vấn sử dụng thuốc | Sản phẩm y tế | Thuốc bổ và vitamin | Thuốc gây tê - gây mê | Thuốc Giảm đau - Hạ sốt  Chống viêm | Thuốc chống dị ứng | Thuốc Cấp cứu - Giải độc | Thuốc hướng tâm thần | Thuốc Chống nhiễm khuẩn Trị ký sinh trùng | Thuốc Điều trị đau nửa đầu | Thuốc chống ung thư | Thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường tiết niệu | Thuốc trị Parkinson | Tác dụng cho máu | Máu - Dung dịch cao phân tử | Thuốc trị bệnh tim mạch | Thuốc điều trị bệnh da liễu | Thuốc Dùng chẩn đoán | Thuốc sát khuẩn | Thuốc lợi tiểu | Thuốc đường tiêu hóa | Hocmon - Nội tiết tố | Huyết thanh & Globulin miễn dịch | Thực phẩm chức năng | Thuốc nhỏ mắt - Tai mũi họng | Thuốc điều trị bệnh gan | Thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp | Thuốc có tác dụng thúc đẻ | Dung dịch thẩm phân phúc mạc | Thuốc cho đường hô hấp | Thuốc Giãn cơ và tăng trưởng lực cơDung dịch điều chỉnh nước điện giải   Thuốc có nguồn gốc Thảo dược    Dầu xoa - Cao xoa   Thuốc phụ khoa   Thiết bị chăm sóc sức khỏe   Thiết bị - Dụng cụ y tế   Thiết bị - Dụng cụ thể thao   Sách, tài liệu y khoa   phòng khám Nha khoa tại Hà Nội   phòng khám Nha khoa tại TP.HCM  Phòng khám nhi tại Hà Nội    Phòng khám nhi tại TP.HCM   Phòng khám đa khoa tại Hà Nội Phòng khám đa khoa tại TP.HCM   Phòng khám da liễu tại Hà Nội   Phòng khám da liễu tại TP.HCM   Phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội   Phòng khám sản phụ khoa tại TP.HCM   Phòng khám tai - mũi - họng tại Hà Nội   Phòng khám tai - mũi - họng tại tại TP.HCM   Bác sĩ tư cho gia đình tại Hà Nội  Bác sĩ tư cho gia đình tại TP.HCM   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại Hà Nội   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại TP.HCM    Bệnh viện tại Hà Nội  Bệnh viện tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Hà Nội   Hiệu thuốc tây tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Đà Nẵng   Hiệu thuốc tây tại Cần Thơ   Hiệu thuốc tây tại TP.Vũng Tàu  Hiệu thuốc tây tại Hải Phòng  Hiệu thuốc tây tại Nha Trang   Hiệu thuốc đông y tại Hà Nội  Hiệu thuốc đông y tại Tp.HCM   Lưu ý khi uống thuốc   Sử dụng thuốc kháng sinh   Sử dụng thuốc đặc trị   Sử dụng thuốc bổ  Giới thiệu nhà sản xuất dược phẩm   Tin y học - Công nghệ   Hồ sơ y học  Triển lãm – Hội thảo y học  Tương thân tương ái  nom sua  ca com  quan he vo chong  trieu chung ung thu vu    ung thu vu   viem amidan  nam linh chi  nam linh chi co tac dung gi  stress   benh mau trang   benh ung thu mau  diep ha chau giay dep  thuoc ngu thuy dau   Cao huyết áp | Máy bộ đàm | Máy định vị | Ống nhòm | Thiết bị định vị | Máy định vị | Máy bộ đàm | Bán ống nhòm | Ống nhòm đêm | Máy định vị vệ tinh


Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++