Seedlink tuyển sinh hè 2014
Tin tiêu điểm

Phục hồi “bản lĩnh” phái mạnh: Dục tốc bất đạt

Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.

Thuốc trị viêm tai - Coi chừng điếc

Viêm tai giữa có hai loại chính là viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mạn tính. Trong bệnh viêm tai giữa cấp tính, việc điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết

Điều trị nội khoa

Toàn thân:

Sử dụng kháng sinh uống hoặc tiêm: Nhóm b lactam (amoxicilin, cephalosporin các thế hệ...) là lựa chọn hàng đầu của bác sĩ tai mũi họng dựa vào thống kê các vi khuẩn gây bệnh nói trên. Tuy nhiên do tỷ lệ kháng thuốc ngày càng cao nên các bác sĩ thường phải phối hợp kháng sinh (nhóm macrolid) trong những trường hợp độc tính vi khuẩn cao, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị giảm sức đề kháng hoặc điều trị 3 ngày mà triệu chứng của bệnh không thuyên giảm.

 
 Dùng không đúng thuốc trị viêm tai sẽ dẫn đến điếc.

Vì trẻ bị viêm tai giữa thường dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói nên tránh sử dụng những kháng sinh có khả năng gây độc ốc tai nhóm aminoglucosid như gentamycin, neomycin, amikacin... cho trẻ dưới mọi hình thức, đặc biệt là đường tiêm, để tránh làm cho trẻ bị câm điếc do thuốc.

- Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7-10 ngày) với liều duy trì 0,5-1mg/kg cân nặng hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm dạng men như chymotrypsin, serratiopeptidase... là những enzym thủy phân protein nhằm ngăn chặn các triệu chứng khác nhau do viêm, để phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương càng nhanh càng tốt, ngăn chặn tiến triển viêm, đồng thời hỗ trợ cùng với kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm.

- Thuốc hạ sốt, giảm đau tùy theo cân nặng của trẻ. Thuốc thông dụng và an toàn nhất là paracetamol, liều sử dụng thường là 10mg/kg cân nặng.

- Có thể sử dụng thêm kháng histamin H1 (siro phenergan 1%, siro clarytin...) để giảm hiện tượng xuất tiết của niêm mạc viêm, nhất là trên những trẻ khai thác được tiền sử dị ứng.

Tại chỗ:

- Tại mũi: dùng cho trẻ thuốc chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề theo đúng lứa tuổi. Thuốc nhỏ mũi được sử dụng với mục đích là làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng giữa tai giữa và mũi họng, điều này giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai. Thuốc hay sử dụng là otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa...

- Tại tai: dùng thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ. Đây là loại thuốc không được sử dụng khi tai thủng.

Viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ

Giai đoạn này cần chích rạch màng nhĩ. Thủ thuật được thầy thuốc tai mũi họng thực hiện để giải phóng mủ từ tai giữa ra ngoài, giảm áp lực cho tai giữa, không để mủ lan vào phía trong gây viêm xương chũm hoặc lan vào sâu hơn gây viêm màng não, áp-xe não.

Thực hiện điều trị nội khoa như giai đoạn viêm tai giữa cấp nhưng sử dụng thuốc nhỏ tai phải lưu ý chỉ dùng những thuốc có thể dùng được cho loại viêm tai có thủng màng nhĩ.

Viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ

Do điều trị không kịp thời, áp lực của mủ làm màng nhĩ vỡ, lỗ thủng thường ở góc trước dưới. Lúc này bệnh nhân được chỉ định làm thuốc tai tại chỗ, có thể kết hợp điều trị nội khoa nếu bác sĩ thấy cần thiết.

Khi dùng thuốc nhỏ tai cần lưu ý: thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tùy theo thành phần cơ bản của thuốc là thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và những thuốc dùng cho viêm tai có kèm theo thủng màng nhĩ. Màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa - tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.

Nhóm thuốc dùng cho bệnh lý viêm tai không thủng màng nhĩ - giai đoạn sung huyết - thường chứa một trong những kháng sinh thuộc nhóm aminoglucosid là nhóm thuốc có khả năng gây độc cho ốc tai mà hậu quả là điếc không hồi phục. Ví dụ như polydexa với thành phần gồm néomycin sulfate, polymycin B sulfate, dexamethason métasulfobenzoat. Thuốc được phối hợp giữa kháng sinh và kháng viêm, thuốc có tác dụng như một trị liệu tại chỗ và đa năng do tính kháng viêm của thuốc dùng phối hợp dexamethason. Do có sự phối hợp của hai thuốc kháng sinh là néomycin và polymycin cho phép mở rộng phổ kháng khuẩn trên các mầm bệnh gram dương và gram âm là các tác nhân gây bệnh của viêm tai giữa. Néomycin tiêu diệt liên cầu, Echerichia coli, Klebsiella Pneumonia, Hemophilus Influenza trong khi đó polymycin tác động trên các mầm bệnh gram âm ...

Otipax là loại thuốc chứa phenazone và lidocain HCL có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ được dùng trong những trường hợp viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết. Thuốc không đi vào máu trừ trường hợp màng tai bị rách hay xây xước. Phải kiểm tra thật kỹ màng nhĩ của bệnh nhân trước khi cho thuốc. Trường hợp màng nhĩ bị rách, thuốc tiếp xúc với các cấu trúc tai giữa và tai trong gây các tai biến nặng nề như điếc, rối loạn thăng bằng... Nếu có biểu hiện ngoài da khi quá mẫn cảm với thành phần kháng sinh có trong thuốc nhỏ tai cần rất cẩn thận khi dùng kháng sinh cùng nhóm đó bằng con đường toàn thân phối hợp.

 Nhóm thuốc dùng cho trường hợp màng nhĩ bị thủng: được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai. Otofa được bào chế với thành phần chính là rifamycine sodium. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram dương và gram âm trong các bệnh nhiễm trùng tai giữa. Rifamycin gây tác động trên các ARN polymerase phụ thuộc AND bằng cách hình thành một phức hợp ổn định gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Ciplox, efexin là một loại thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh ciprofloxacin-nhóm quinolon tác động chủ yếu lên các vi khuẩn gram âm và một số vi khuẩn gram dương.

Viêm tai giữa mạn tính

Có hai loại chính là viêm tai giữa nguy hiểm và viêm tai không nguy hiểm.

Viêm tai giữa nguy hiểm bắt buộc phải phẫu thuật sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm gây ra như các biến chứng nội sọ... Viêm tai giữa mạn tính điển hình là viêm tai có hiện tượng màng nhĩ bị thủng, chính vì thế nên thỉnh thoảng những người bị viêm tai giữa mạn tính có hiện tượng chảy dịch tai, đau tai... Giai đoạn này của viêm tai giữa mạn tính được sử dụng các thuốc giống như trong giai đoạn vỡ mủ của viêm tai giữa cấp.

Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng.

(Theo ThS. Phạm Bích Đào // Báo Sức khỏe và Đời sống)

  • Cách dùng viên nifedipin chữa tăng huyết áp
  • Dùng thuốc khi đau xương khớp
  • Ngộ độc methanol
  • Thuốc lợi niệu: Không chỉ chữa triệu chứng
  • Thuốc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn
  • Thuốc mới đặc trị bệnh lây qua đường tình dục
  • Loãng xương - Dùng thuốc thế nào cho an toàn
  • Điều trị viêm xương tủy nhiễm khuẩn
  • Thiểu năng tuần hoàn não, chữa bằng thuốc gì?
  • Những lưu ý khi dùng thuốc chữa tiêu chảy
  • Dùng corticosteroid trong điều trị bệnh khớp
  • Dùng thuốc gì cho da mùa hanh hao?
  • Thuốc phòng, chữa các rối loạn do rượu
  • Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu
  • Lưu ý khi dùng thuốc lợi tiểu
  • Ảnh hưởng của thuốc lên sự tiết sữa
  • Các dạng bào chế có chứa testosteron
  • Thuốc điều trị đợt tái phát viêm nhiều khớp


Copyright © 2009 - 2013   USS Corp . All rights reserved.

Chăm sóc sức khỏe | Phòng chữa bệnh | Phân loại bệnh quốc tế ICD | Bệnh tai mũi họng | Bệnh răng hàm mặt | Bệnh cơ xương khớp | Bệnh hô hấp | Bệnh tim mạch | Bệnh thận tiết niệu | Bệnh về gan | Bệnh hệ thần kinh | Bệnh ung thư | Bệnh cột sống | Bệnh đường tiêu hóa | Bệnh dạ dày | Bệnh nội tiết | Bệnh đái tháo đường | Bệnh trĩ | Bệnh mắt | Bệnh da liễu | Bệnh béo phì | Trị bệnh bằng trái cây | Lịch tiêm chủng | Chích ngừa | Sơ cứu – cấp cứu | Tủ thuốc gia đình | Sức khỏe người cao tuổi | Phụ nữ mang thai và em bé | Bà bầu | Thai nghén 9 tháng 10 ngày | Trẻ sơ sinh | Sức khỏe trẻ em | Sức khỏe phụ nữ | Sức khỏe nam giới | Sức khỏe giới tính | Chuyện phòng the | Rèn luyện sức khỏe | Làm đẹp | Sống vui khỏe | Dinh dưỡng cho trẻ em | Dinh dưỡng cho người già | Dinh dưỡng cho người cao tuổi | Dinh dưỡng | Thực đơn cho bé | Dinh dưỡng chữa bệnh | Ẩm thực | Món ngon | Món ngon quê nhà | Mẹo vặt | Tư vấn dinh dưỡng | Y học dân tộc | Từ điển y dược học | Bài thuốc dân gian | Đông y chữa bệnh | Hỏi đáp y học dân tộc | Cây thuốc vị thuốc | Danh y việt | Hỏi đáp Tư vấn sức khỏe | Tư vấn sử dụng thuốc | Sản phẩm y tế | Thuốc bổ và vitamin | Thuốc gây tê - gây mê | Thuốc Giảm đau - Hạ sốt  Chống viêm | Thuốc chống dị ứng | Thuốc Cấp cứu - Giải độc | Thuốc hướng tâm thần | Thuốc Chống nhiễm khuẩn Trị ký sinh trùng | Thuốc Điều trị đau nửa đầu | Thuốc chống ung thư | Thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường tiết niệu | Thuốc trị Parkinson | Tác dụng cho máu | Máu - Dung dịch cao phân tử | Thuốc trị bệnh tim mạch | Thuốc điều trị bệnh da liễu | Thuốc Dùng chẩn đoán | Thuốc sát khuẩn | Thuốc lợi tiểu | Thuốc đường tiêu hóa | Hocmon - Nội tiết tố | Huyết thanh & Globulin miễn dịch | Thực phẩm chức năng | Thuốc nhỏ mắt - Tai mũi họng | Thuốc điều trị bệnh gan | Thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp | Thuốc có tác dụng thúc đẻ | Dung dịch thẩm phân phúc mạc | Thuốc cho đường hô hấp | Thuốc Giãn cơ và tăng trưởng lực cơDung dịch điều chỉnh nước điện giải   Thuốc có nguồn gốc Thảo dược    Dầu xoa - Cao xoa   Thuốc phụ khoa   Thiết bị chăm sóc sức khỏe   Thiết bị - Dụng cụ y tế   Thiết bị - Dụng cụ thể thao   Sách, tài liệu y khoa   phòng khám Nha khoa tại Hà Nội   phòng khám Nha khoa tại TP.HCM  Phòng khám nhi tại Hà Nội    Phòng khám nhi tại TP.HCM   Phòng khám đa khoa tại Hà Nội Phòng khám đa khoa tại TP.HCM   Phòng khám da liễu tại Hà Nội   Phòng khám da liễu tại TP.HCM   Phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội   Phòng khám sản phụ khoa tại TP.HCM   Phòng khám tai - mũi - họng tại Hà Nội   Phòng khám tai - mũi - họng tại tại TP.HCM   Bác sĩ tư cho gia đình tại Hà Nội  Bác sĩ tư cho gia đình tại TP.HCM   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại Hà Nội   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại TP.HCM    Bệnh viện tại Hà Nội  Bệnh viện tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Hà Nội   Hiệu thuốc tây tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Đà Nẵng   Hiệu thuốc tây tại Cần Thơ   Hiệu thuốc tây tại TP.Vũng Tàu  Hiệu thuốc tây tại Hải Phòng  Hiệu thuốc tây tại Nha Trang   Hiệu thuốc đông y tại Hà Nội  Hiệu thuốc đông y tại Tp.HCM   Lưu ý khi uống thuốc   Sử dụng thuốc kháng sinh   Sử dụng thuốc đặc trị   Sử dụng thuốc bổ  Giới thiệu nhà sản xuất dược phẩm   Tin y học - Công nghệ   Hồ sơ y học  Triển lãm – Hội thảo y học  Tương thân tương ái  nom sua  ca com  quan he vo chong  trieu chung ung thu vu    ung thu vu   viem amidan  nam linh chi  nam linh chi co tac dung gi  stress   benh mau trang   benh ung thu mau  diep ha chau giay dep  thuoc ngu thuy dau   Cao huyết áp | Máy bộ đàm | Máy định vị | Ống nhòm | Thiết bị định vị | Máy định vị | Máy bộ đàm | Bán ống nhòm | Ống nhòm đêm | Máy định vị vệ tinh


Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++